Khi lựa chọn du học nghề bếp ở Đức và trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:
- Lên thực đơn phù hợp theo từng mùa và theo yêu cầu của khách hàng
- Đặt mua nguyên liệu, thực phẩm để chế biến các món ăn và bảo quản nguyên liệu đúng cách
- Sử dụng linh hoạt các thiết bị nhà bếp để chuẩn bị các món ăn
- Trình bày và trang trí món ăn hấp dẫn, tinh tế và đẹp mắt
- Hướng dẫn và giám sát nhân viên phụ bếp
- Vệ sinh, dọn dẹp nơi làm việc, đóng gói các nguyên liệu và xử lý rác thải theo đúng quy định
- Kiểm tra kho hàng trữ nguyên vật liệu
- Học cách phân biệt và bảo quản các loại rượu hảo hạng
Bên cạnh việc chế biến các món ăn Đức, một đầu bếp chuyên nghiệp còn phải biết nấu các món ăn đặc trưng đến từ các quốc gia châu Âu như mỳ Ý, Steak,... cũng như nhiều món ăn đặc biệt của thế giới từ châu Á đến châu Âu như cả ri Ấn Độ, các món ăn đặc trưng của Thái, Nhật, Hàn
Lộ trình học của nghề Đầu bếp tại Đức
Học viên, ngoài các môn học chung như tiếng Đức, kinh tế và xã hội, được đào tạo các môn chuyên ngành khác. Bao gồm, cách lên thực đơn, đặc trưng ẩm thực trong nước và nước ngoài, văn hoá ẩm thực theo… Ngoài ra, học viên còn được đào tạo tiếng Anh để tư vấn được cho khách nước ngoài. Chương trình học được chia theo từng năm.
Chương trình học năm thứ nhất
Trong năm thứ nhất, học viên du học nghề nấu ăn tại Đức sẽ được thực hành thực hiện các giao dịch với khách hàng, sử dụng các trang thiết bị nhà bếp, hiểu cách quản lý hàng tồn kho và cách thức tổ chức bếp. Đồng thời học các môn học lý thuyết như:
- Chuẩn bị, chế biến và phục vụ các món ăn theo công thức nấu ăn.
- Tìm hiểu những điều cơ bản về luật thực phẩm và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
- Tìm hiểu các quy định về an toàn khi làm việc trong nhà bếp
- Lên thực đơn, tư vấn và tính hóa đơn cho khách.
- Bảo quản thực phẩm và kiểm tra đơn hàng.
- Làm hợp đồng mua bán thực phẩm, cách quản lý thông tin và sử dụng các phương tiện làm việc.
Chương trình đào tạo năm thứ hai
- Nghiên cứu về các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và ngũ cốc. Các đầu bếp tương lai học cách chế biến và bảo quản cũng như hiểu toàn diện về giá trị dinh dưỡng nguyên liệu chế biến có nguồn gốc thực vật. Để có thể chế biến các món ăn dành cho người ăn chay hoặc thuần chay.
- Chuẩn bị tiệc buffet: Cách chế biến món ăn nóng và món nguội, cách trình bày và trang trí món ăn sao cho hấp dẫn.
- Chuẩn bị các món tráng miệng.
- Chế biến các món ăn từ thịt, thịt thú săn và gia cầm hoặc cá và hải sản.
- Tâm lý học bán hàng
- Lập kế hoạch, lên thực đơn, tư vấn cho khách muốn tổ chức tiệc.
- Chọn món, thiết kế thực đơn, trang trí bàn ăn, phòng ăn theo chủ đề cụ thể ví dụ tuần lễ nấm vào mùa thu hoặc món ăn của một quốc gia cụ thể nào đó.
- Thiết kế menu/combo đồ ăn phù hợp với nguyên vật liệu theo mùa và theo từng dịp khác nhau cân đối với giá thành sản phẩm.
- Văn hoá ẩm thực vùng miền của nước Đức và các nước khác trên thế giới.
- Nghiên cứu và sáng tạo các công thức nấu ăn phù hợp với thời đại.
Chương trình đào tạo năm thứ ba